Bull Global Trading Limited Vick Lemon's Album: Wall Photos
Photo 28 of 28 in Wall Photos

Pin It
Cách sử dụng chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật
#chỉ #số #rsi #trong #chứng #khoán
RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là chỉ báo phân tích kỹ thuật được tạo ra bởi Wells Wider để tính toán so sánh sức mua và sức bán của thị trường dựa trên những thay đổi của giá cổ phiếu trong một thời kỳ cụ thể. Chỉ báo phân tích kỹ thuật này dùng để phán đoán sự mạnh yếu của giá cổ phiếu và dự đoán hướng thay đổi của giá cổ phiếu trong tương lai.

Công thức tính như sau:
Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) = (Trung bình cộng của mức tăng trong N ngày / Mức trung bình cộng mức tăng và mức giảm trong N ngày) ╳ 100%

Thông thường RSI ngắn hạn được thiết lập với tham số N = 6 và RSI dài hạn N = 12. Giá trị RSI luôn dao động trong khoảng 0-100.

Ở một khía cạnh nào đó, các chỉ báo kỹ thuật phản ánh phương hướng, biên độ, cường độ, v.v của biến động giá thị trường cổ phiếu. Do các chỉ số có thể được thiết lập với thông số thời gian khác nhau, nên phân tích đầu tư chứng khoán của mỗi người đều không giống nhau, phụ thuộc vào kinh nghiệm phân tích của mỗi cá nhân, vì vậy chỉ có giá trị tham khảo. Nếu vận dụng tốt các chỉ báo kỹ thuật, chúng ta có thể thu được những hiệu quả rất tốt.

Các quy tắc ứng dụng cụ thể như sau:

1.Phán đoán giá cả thị trường dựa trên hai đường cong RSI với các tham số khác nhau như: thời gian ngắn hạn (thường đặt là 5 ngày) và dài hạn (thường đặt thành 10 ngày):

a.Khi chỉ số RSI ngắn hạn lớn hơn RSI dài hạn, đó là thị trường tăng giá; khi RSI ngắn hạn dưới mức 20 ngừng giảm và bắt đầu tăng rồi giao với đường RSI dài hạn, được gọi là "đường cắt vàng" và "tín hiệu mua vào" .

b.Khi chỉ số RSI ngắn hạn nhỏ hơn RSI dài hạn, đó là thị trường rớt giá; giá trị RSI từ 50 trở xuống nghĩa là cổ phiếu đang yếu dần, và xu hướng chung là giảm. Nếu RSI từ xu hướng mạnh giảm xuống dưới mức 50, có nghĩa là giá cổ phiếu đã yếu đi và bạn nên bán khống cổ phiếu.

c.Khi chỉ số RSI ngắn hạn trên 80, nó đi vào vùng quá mua, cho thấy sức mua vượt xa so sức bán. Tuy nhiên, nó cũng nhắc nhở các nhà đầu tư rằng giá thị trường hiện tại đang quá cao, có khả năng sẽ đảo chiều, giá sẽ giảm vào bất cứ lúc nào. Nếu đường RSI ngắn hạn đột ngột đi xuống và cắt đường RSI dài hạn, về mặt kỹ thuật nó được gọi là "đường cắt tử thần" và có thể được coi là "tín hiệu bán".

2.Đánh giá thị trường dựa trên giá trị của RSI:

a.Khi chỉ số RSI liên tục dao động quanh mức 50 cho thấy sức mua và sức bán của thị trường đang ở thế cân bằng, xu hướng không rõ ràng và thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh.

b.Khi giá trị của RSI vượt quá ngưỡng 50, có nghĩa là trên thị trường sức mua mạnh hơn sức bán, giá thị trường có xu hướng tăng lên. Khi giá cổ phiếu vượt qua giai đoạn điều chỉnh, và tăng lên rồi chạm mức giá cao mới, nếu giá trị của RSI đồng thời cũng chạm mức giá cao mới, điều đó có nghĩa là xu hướng thị trường vẫn tăng. Nếu giá trị của RSI không đạt mức cao mới, điều đó có nghĩa là thị trường sắp đảo chiều.

c.Khi giá trị RSI lớn hơn 80, cho thấy thị trường đã xuất hiện hiện tượng quá mua, giá cổ phiếu sẽ giảm trở lại vào bất cứ lúc nào do xu hướng mua yếu đi. Do đó, bạn nên kết toán dần dần các đơn mua. Thông thường, trong thị trường cổ phiếu khi đường cong RSI hình thành hình dạng chữ M trong vùng quá mua, thì đó là tín hiệu bán, và khi hình thành "đường cắt tử thần" thì đó là tín hiệu bán khống cuối cùng.

c.Khi giá trị của RSI nhỏ hơn 20, cho thấy thị trường xuất hiện hiện tượng quá bán và giá thị trường cách mức giá thấp nhất (chạm đáy) không còn xa, giá cổ phiếu sẽ tăng vào bất cứ lúc nào do ảnh hưởng bởi việc nhà đầu tư có xu hướng mua vào, đặc biệt là khi đường RSI tạo thành hình dạng W trong vùng quá bán, có thể cân nhắc mua vào khi giá thấp. Nếu giá cổ phiếu chạm mức thấp mới và giá trị của RSI cũng chạm mức thấp mới, điều đó có nghĩa là xu hướng thị trường vẫn còn giảm; nếu giá trị của RSI không chạm mức thấp mới, điều đó có nghĩa là thị trường sắp đảo chiều có thể sẽ tăng lên.

3.Vận dụng chỉ báo RSI để phán đoán phạm vi quá mua và quá bán cũng phụ thuộc vào 2 nhân tố sau đây:

Thứ nhất: đặc điểm của thị trường. Đối với thị trường ổn định và có mức độ dao động không lớn, thông thường, bạn có thể quy định mức quá mua ở ngưỡng RSI từ 70 trở lên và mức quá bán ở ngưỡng từ 30 trở xuống. Với những thị trường có biến động lớn, có thể quy định mức quá mua ở ngưỡng RSI từ 80 trở lên, mức quá bán khi RSI từ 20 trở xuống.

Thứ hai: tham số thời gian được sử dụng khi tính toán RSI. Ví dụ: đối với RSI chu kỳ 9 ngày, có thể quy định mức quá mua ở ngưỡng RSI từ 80 trở lên, và mức quá bán ở ngưỡng RSI từ 20 trở xuống. Đối với RSI chu kỳ 24 ngày, có thể đặt quá mua ở ngưỡng RSI từ 70 trở lên, và quá bán ở ngưỡng RSI từ 30 trở xuống.

Cần lưu ý rằng bản thân mức quá mua hoặc quá bán không tạo thành tín hiệu giao dịch. Đôi khi thị trường thay đổi quá nhanh và RSI sẽ nhanh chóng vượt quá biên độ bình thường, lúc này mức quá mua hoặc quá bán mà giá trị RSI chỉ ra thường mất vai trò là tín hiệu cảnh báo cho việc mở hoặc đóng giao dịch.

Ví dụ, trong giai đoạn đầu của thị trường giá tăng (bull), RSI thường sẽ nhanh chóng đi vào vùng trên 80 và ở trong vùng này trong một thời gian dài, nhưng điều này không có nghĩa là thị trường tăng sẽ kết thúc. Ngược lại, đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng mạnh. Chỉ trong giai đoạn cuối của thị trường giá tăng (bull) hoặc trong thị trường giá giảm (bear), tín hiệu quá mua mới trở nên đáng tin cậy để mở giao dịch. Vì lý do này, thông thường không nên thực hiện thao tác mua/bán khi RSI đi vào vùng bất thường, bạn nên đợi RSI đi vào vùng quá mua/quá bán rồi quay trở lại vùng bình thường, xác nhận giá xong mới nên đặt lệnh giao dịch.

Sự xác nhận này có thể là: đường xu hướng bị phá vỡ, đường trung bình động bị phá vỡ, giá thị trường tạo thành một mô hình nào đó.

Bí quyết sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch:

Bí quyết 1: Khi đường RSI đang ở vùng quá mua, đồng thời hình thành 2 đỉnh, với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, trong khi giá cổ phiếu lúc này đang ở mức cao mới, xuất hiện hiện tượng “phân kỳ đỉnh”, cho thấy cổ phiếu đang tăng giá lần cuối, nghĩa là ý định mua vào của nhà đầu tư đã giảm, thị trường sắp đi xuống, đây là tín hiệu thiên về xu hướng bán ra.

Bí quyết 2: Khi chỉ số RSI ở mức thấp (thường là dưới 20), đồng thời hình thành 2 đáy tăng dần trong khi giá cổ phiếu vẫn đang giảm, thì lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng “phân kỳ đáy”, nghĩa là đây là đợt giảm cuối cùng, là tín hiệu bắt đầu đặt lệnh.
Bí quyết 3: Khi chỉ số RSI ở mức rất cao và rất thấp, bạn có thể quyết định giao dịch mà không cần xem xét đến các yếu tố khác. Ví dụ, nếu giá trị RSI của Chỉ số giá chứng khoán tổng hợp của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải đạt trên 90% thì sẽ xem xét bán ra, nếu giá trị RSI nhỏ hơn 5% thì có thể kiên quyết mua vào từng đợt.

Nhược điểm của chỉ báo RSI:

Trong thực tế, không có công cụ dự báo nào là hoàn hảo tuyệt đối, RSI cũng không ngoại lệ. RSI chủ yếu cho thấy tình trạng hiện tại của thị trường như: xu hướng mạnh (RSI từ 60 trở lên), xu hướng cân bằng (40-60) hay xu hướng yếu (RSI từ 40 trở xuống), đồng thời có thể dự đoán về việc giá thị trường sẽ đảo chiều sau khi tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, RSI chỉ là một tín hiệu cảnh báo, không nên tin tưởng tuyệt đối rằng thị trường sẽ phát triển theo hướng này, bạn cần tham khảo thêm các chỉ báo khác để phân tích một cách tổng thể.

Nhược điểm 1: Tính tùy ý trong việc chọn chu kỳ tính RSI
Mỗi nhà đầu tư có thói quen lựa chọn thiết lập các chỉ số với thông số thời giankhác nhau. Về mặt lý luận, bạn có thể chọn chu kỳ N từ 1 ngày trở lên. Nếu biên độ dao động giá lớn, và sự thay đổi tăng - giảm giá thường xuyên, nên chọn giá trị N nhỏ một chút, vì chỉ báo kỹ thuật trong khoảng thời gian ngắn sẽ nhạy hơn, dao động dễ bị ảnh hưởng bởi sự tăng-giảm của thị trường. Tuy nhiên, trong tình huống này mức độ tin cậy của chỉ báo sẽ tương đối thấp.

Ngược lại, các chỉ báo được tính toán trong chu kỳ dài hơn cho tín hiệu chậm, cơ hội giao dịch thường bị bỏ lỡ, chỉ báo không đủ nhạy và phản ứng quá chậm. Ngoài ra, chỉ số RSI được tính bằng giá đóng cửa phiên giao dịch, khi sự biến động của thị trường trong ngày lớn và đường bóng nến trên và dưới (upper/lower shadow) quá dài, thì sự lên xuống của RSI không đủ để phản ánh sự biến động của thị trường.

Nhược điểm 2: Sự mơ hồ của quá mua và quá bán
Trong thị trường giá tăng (bull) và thị trường giá giảm (bear), giá trị RSI có thể tăng đến ngưỡng 90 hoặc xuống dưới ngưỡng 10, xuất hiện tình trạng chỉ báo RSI duy trì trong vùng quá mua/quá bán rất lâu, dễ gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư.

Nhược điểm 3: Sự tụt hậu của xu hướng phân kỳ
Sự xuất hiện của hiện tượng phân kỳ thường là tín hiệu cho thấy sự cân bằng giữa sức mua và sức bán đang thay đổi, và thị trường sắp trải qua một sự đảo ngược lớn. Tuy nhiên, tín hiệu phân kỳ đôi khi xuất hiện chậm hơn so với diễn biến thực tế và rất khó để xác nhận trước. Ngoài ra, đôi khi hiện tượng phân kỳ xảy ra một hoặc hai lần trước khi nó thực sự đảo chiều, do đó có nhiều yếu tố ngẫu nhiên rất khó xác định.

Nhược điểm 4: Khi RSI càng gần ngưỡng 50, càng thể hiện rằng loại cổ phiếu này đang trong trạng thái ngủ đông. Lúc này, RSI không có tác dụng tham khảo nữa.

"Điều duy nhất bất biến trong cuộc sống chính là sự thay đổi", thị trường cổ phiếu cũng như thế, tiến triển theo từng chu kỳ không ngừng chuyển động, vật cực tất phản. Vì vậy, khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn phải duy trì tư duy linh hoạt, không nên quá cứng nhắc, không nên áp dụng một cách máy móc, vì không mô hình nào là vĩnh viễn không thay đổi. Chìa khóa để thành công trong thị trường chứng khoán hiện nay chính là sự kết hợp giữa tư duy và công nghệ.
https://www.bgcfd.com/vn/knowledge/futures_trading_bg/591.html

Bull Global Trading Limited Vick Lemon's Album: Wall Photos


0 comments